Thầy Thích Minh Tuệ và Câu chuyện của dòng sông
Minh
Tuệ (ông muốn được gọi đơn giản như thế, không cần chữ Thích, không có chữ thầy)
đã rất nổi tiếng chỉ với đôi chân trần đi khất thực. Sau thời gian dài thầm lặng,
bỗng nhiên đoàn người đi theo, ca tụng, noi gương Minh Tuệ đông hơn bao giờ hết.
Hình như trong thời đại gọi là a còng ngày nay chưa có ai đánh động được số
đông đến như vậy. Nguời không thể đi theo đến tận nơi, thì xem livestream để theo
dõi Minh Tuệ. Ngay cả các linh mục công giáo và tôn giáo khác cũng khen ngợi,
bình luận để trở thành đề tài nóng bỏng nhất. Nhiều cửa hàng thời trang tung ra
các mẫu quần áo màu sắc giống trang phục chắp vá nhiều mảnh của thầy. Tranh
treo tường hình ảnh thầy Minh Tuệ được bày bán nhiều nơi.
Nhưng
9 người 10 ý mà, cũng không thiếu người chê bai, chống đối rằng Minh Tuệ không
theo các nguyên tắc tu hành. Cũng có người chỉ vì hiếu kỳ hay các Youtuber,
Tiktoker lên tiếng là để câu like kiếm tiền. Cũng có những lý do chính trị,
kinh tế, ghen tức, bọn cầm quyền nhà nước cũng xốn xang không biết xử trí ra
sao....
Khi
Minh Tuệ đi ngang qua 1 tiệm bán chim chóc, chỉ vì thầy dừng lại dụi mắt xót thương,
chủ tiệm hứa không đuổi bắt chim nữa, mà sẽ đổi sang nghề bán tạp hóa. Vài công
ty lớn ở Việt Nam cũng lên tiếng từ nay thôi không cúng dường cho các chùa. Một
số Phật tử cũng nhân lúc này nhìn lại so sánh, chê trách các người tu "quốc
doanh" hoặc tu giả mạo .... Tất cả tạo thành hiện tượng hiếm có của Phật
Giáo Việt Nam, chỉ qua một con người hết sức bình dị, đơn giản và không cần đồng
bạc nào.
Riêng
tôi khi biết sơ qua về thầy thì rất quý trọng và cảm phục. Hơn 6 năm ngủ ngồi,
chay tịnh ăn ngày chỉ 1 lần, không xin tiền, không phiền hà ai, không sân si với
đời dù cũng đã từng bị ngược đãi, hất hủi... Ông đâu muốn nổi tiếng, gây tranh
cãi, "hữu xạ tự nhiên hương" thôi.
Ông chỉ muốn trải nghiệm, tu hành theo 13 hạnh đầu đà, cố gắng thoát tục.
Người đi theo ông cũng thế, đa số là những người khao khát chân lý, muốn tìm giải
thoát trong tâm hồn, bởi cuộc sống hiện tại đã có bao cám dỗ, xô bồ, tội lỗi....
Tôi
cũng đã từng tham gia các buổi tĩnh tâm, nghe các linh mục rao giảng giáo lý với
số người dự rất đông tại các thánh đường, hoặc tập trung đông đảo hơn như những
lần ở Đại Hội Thánh Mẫu Missouri, Hoa Kỳ, tất cả đều nói lên tâm tình muốn hướng
về chân, thiện, mỹ khi sống trong cõi nhân sinh ô tạp này.
Biết
về thầy Thích Minh Tuệ, tôi tự nhiên nhớ tới câu chuyện đã đọc từ hồi còn rất
trẻ. Đó là cuốn tiểu thuyết Siddhartha – tác phẩm đạt giải Nobel Văn Chương
1946 của Hermann Hesse, Bùi Giáng dịch ra tiếng Việt với tựa đề Câu Chuyện Dòng
Sông. Hermann Hesse sinh ra tại Đức, cũng là một nhà thơ, một họa sĩ đa tài.
Ông từng viết bình luận bênh vực các đồng nghiệp bị cầm quyền Đức khủng bố và đả
kích Đức Quốc Xã. Thế nên vào thời đó không một tờ báo nào ở Đức dám đăng bài của
ông và sách thì bị cấm bán. Sau chiến tranh, người ta mới có thể tìm đọc lại
sách của Hermann Hesse.
Đó
là sơ lược về tác giả, còn sơ lược về tác phẩm "Siddhartha" thì đây
là cuốn tiểu thuyết nói về khắc khoải trong tâm linh của con người. Nó rất gần
gũi vì ai cũng có thể là nhân vật Siddhartha trong đời sống. Nhân vật chính
trong câu chuyện của dòng sông là một chàng trai sinh ra với nhung lụa và trí óc
khôn ngoan, nhưng các điều kiện bên ngoài đó không làm anh thỏa mãn. Siddhartha
khát khao đi tìm chân lý, muốn biết linh hồn là gì, trái tim bất diệt ở đâu...
Chàng trai trẻ đó từng lý luận, nhưng đã được trả lời: "Hãy cẩn thận trước
sự khôn ngoan quá mức! Giáo lý của Phật không phải để lý luận". Rồi anh bắt
đầu khổ tu, sống trong rừng núi, học nhịn đói, học chế ngự bản thân. Từ đó
chàng trai tôi luyện được 3 khả năng, đầu tiên là biết suy nghĩ sáng suốt, thứ
nhì là biết chờ đợi kiên nhẫn và cuối cùng là biết nhịn đói.
Hồi
ấy tôi rất thắc mắc nhịn đói thì có ích lợi gì, tại sao phải hành xác như thế
cho khổ. Bây giờ sau hơn 40 năm, tôi vẫn chưa thông suốt, nhưng ít nhất tôi
cũng hiểu lơ mơ nếu có thể tự chế được cái đói, cái tôi, thì cũng đồng nghĩa là
đã biết buông xả, hóa giải các đòi hỏi tầm thường để trở nên cao cả hơn. Chàng
trai sau đó gặp một cô gái xinh đẹp, cô dạy anh thực hành tình yêu nam nữ, cách
kiếm tiền. Có tiền thì phải xài tiền để rồi họ rơi vào sa đọa. Càng ăn chơi
giàu có anh càng thấy trống rỗng và tội lỗi. Anh lại bỏ đi lần nữa để tiếp tục mong
tìm chân lý, cho đến khi gặp người lái đò ở một dòng sông. Người lái đò và dòng
sông đã trở thành tri kỷ rồi thức tỉnh, giúp Siddhartha biết lắng nghe, rộng mở
trí tuệ lần nữa và buông bỏ đam mê. Chàng thanh niên cảm nghiệm được trên đời
chỉ có tình thương là quan trọng nhất. Anh cũng thấm thía chân lý là cái gì
không thể truyền dạy được, niết bàn và an lạc là do mình tự tìm, tự chứng minh
lấy qua cách sống và tư duy của mình. Chàng trai cuối cùng đã thấu suốt được về
cuộc đời qua sinh hoạt của dòng sông nhỏ. Sông âm thầm tĩnh lặng nhưng cũng nhiều
khi gợn sóng qua dông bão. Sông hòa mình vào đất trời bao dung, nuôi sống bao
sinh vật, nhưng cũng biết bao cái chết đã xảy ra trên cùng dòng nước ấy. Không
thoát ly, không ồn ào, sông sẽ mãi không thương, không ghét, không giận hờn, nước
chảy không vì ai mà cũng không cần ai vì dòng nước.
Cuộc
đời Siddhartha phảng phất giống cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Qua
"Câu chuyện dòng sông", người
đọc thấy cuộc đời có muôn ngàn hương sắc, với rất nhiều cách để thoát tục sống
tốt mà mình đã quá bận rộn không nhận ra. Như câu thơ của Hermann Hesse
"Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại
này” . Vâng, nếu chưa đọc qua câu chuyện của dòng sông, câu chuyện của yêu
thương, mời bạn vào Google tìm đọc thêm để cảm nhận sâu sắc hơn nhé.
Cũng
xin mở ngoặc câu chuyện của dòng sông tại quê nhà hôm nay là tình trạng hạn
hán, nước mặn xâm nhập đang diễn ra ở nhiều nơi thuộc đồng bằng sông Cửu Long,
làm ảnh hưởng đến lúa gạo, cây trồng, thú nuôi, sạt lở kinh đê, đường xá .... tai
hại không xiết. Lý do tại sao thì xin hỏi các ông cầm quyền nhà nước cộng sản
và quan thầy Trung cộng.
Thôi
bỏ qua chuyện buồn về các con sông Việt Nam, xin nhắc sơ qua 10 bài Đạo Ca thơ của
Phạm Thiên Thư, nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Cũng cái hồi mới lớn lên ấy, cộng sản
đã cưỡng chiếm miền Nam, sách bị đốt, nghe nhạc "đồi trụy" có thể bị
bắt, nhưng chúng tôi vẫn lén nghe và lén đọc. Trong đó có 10 bài Đạo Ca, lời thơ
và điệu nhạc đã đi vào trái tim non trẻ của tôi thời đó, giúp tôi có khái niệm
về nhân sinh, về thân phận con người dù tôi được rửa tội theo đạo Chúa từ lúc mới
sinh ra.
"Ta
tuy hai mà một. Ta tuy một mà hai!" rồi tới "Thương người như thương
thân, thương người như thương mình. Xin làm chim gõ mõ, gõ tan kiếp hồng trần..."
Đạo
Ca dẫn tôi đến một cõi tâm linh khác lạ, muốn "Chắp tay hoa", muốn phi
nước đại như chàng dũng sĩ và con ngựa vàng để yêu thương, để hòa mình vào thiên
nhiên, xa lìa xảo ngữ, các toan tính trong cuộc sống.
Trở
lại chuyện của Thích Minh Tuệ, thì chắc ai cũng học được sự kiên trì can đảm của
thầy. Một mình chân trần lặng lẽ đi khất thực hơn 6 năm, không cần ai biết tới,
đã từng bị đối xử tệ nhưng không chùn bước. Phần thưởng là cái an bình trong
tâm hồn, thực hành được cái đạo để sửa cái tôi, cái đam mê dục vọng bản thân.
Thầy
Thích Minh Tuệ xưng con một cách chân thành, đối nghịch với một số người hay
thích làm cha thiên hạ, to tiếng rằng "để bố mày nói cho mày nghe".
Thầy không nhận tiền, không nhận khen ngợi, khác hẳn số người hay trục lợi mua
danh. Thầy trân trọng hiếu nghĩa, mong thành đạo để trả ơn cha mẹ, nói những lời
chân thành mà đã trở nên lời hay ý đẹp cho người ta học theo.
Nhiều
vị tu hành qua hiện tượng này cũng đã suy nghĩ lại, tu thân tích đức nhiều hơn.
Dĩ nhiên tu thì cần có chùa, có nhà thờ, có tượng ảnh, cần tiền, nhưng quan trọng
hơn cả phải là đời sống tâm linh. Lãnh đạo tinh thần phải giúp người khác có được
sức mạnh ý chí, rèn luyện bản thân cả về thể chất lẫn tinh thần, trước là biết
buông bỏ, sau là biết chống lại những bất công, tội lỗi.
Người
dân thường cũng nhờ gương của thầy Minh Tuệ mà tránh bớt cám dỗ, biết phân biệt
chánh tà, sự khác nhau giữa chân tu hay tu hú, tu huyền tù, và tích cực hơn là
biết tu sửa bản thân, hướng thượng và sống an nhiên hơn.
Có
người biết mà không làm, cũng có người làm mà không biết. Tôi tin thầy Minh Tuệ
biết và làm điều mình biết cách tốt đẹp nhất. Ông đã lên tiếng xin đừng xâm phạm
đời tư, để yên cho ông tu học, tìm hiểu, điều này làm tôi tự hỏi nổi tiếng sướng
hay khổ, tốt hay xấu? Với thầy Minh Tuệ, những chuyện đang xảy có lẽ đã làm ông
nặng lòng suy tư rất nhiều, nhưng tôi tin ông sẽ vượt qua và đạt thành quả cao
nhất trong con đường tu tập.
Tôi
lại nghĩ đến cá nhân mọn hèn của mình. Hồi còn trẻ tôi rất thích đọc sách, hay
đứng ở cửa lớp nhíu mày suy tư, bạn bè trêu chọc là bà già! Thế nhưng mãi mãi vẫn
chưa già dặn, chưa khá được. Mỗi năm đạo Công Giáo bắt buộc ăn chay chỉ có 2
ngày, mà tôi còn thực hành một cách khó khăn. Muốn xuống cân thanh tao để mặc
áo dài mà không nhịn ăn nổi, cứ thấy chè bánh thì hai con mắt sáng lên. Tôi lại
lười biếng tập thể dục, mang giày tốt đi bộ chút chút đã thấy "oải" lắm
rồi, huống chi đi bộ dưới trời Việt Nam nóng nực, các con đường thì thường là
... dơ, có thể đạp chất thải của chó mèo dễ dàng! Buổi tối được nằm ngủ chăn ấm,
nệm êm mà tôi còn kêu ca, nếu phải ngủ ngồi ngoài nghĩa trang thì ngoài đau
lưng, mỏi mệt thì lại còn ... sợ ma nữa! Chịu thua vô điều kiện thôi.
Tôi
cũng bội phục các thầy, các sơ tu trong các dòng kín công giáo, dùng sức mạnh của
sự cầu nguyện để giúp người, hầu như không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Tôi
thấm thía nếu quá lệ thuộc vào vật chất thì làm sao buông bỏ, tập tành để bước
vào cõi niết bàn hoặc thiên đàng được. No mất ngon, giận mất khôn, cần biết kiểm
soát cảm xúc mà không để cảm xúc làm chủ mình, vì thế tôi rất ngưỡng mộ thầy
Minh Tuệ khi bị quấy rầy vẫn hết sức bình an, chân thành, không bị ảnh hưởng bởi
đám đông, không để danh vọng cuốn hút. Nếu không trải qua quá tình tu tập lâu
dài, nghiêm khắc tôi luyện bản thân thì chắc hẳn thầy không thể an nhiên tự tại
như thế.
Người
đi tu thì nhiều, người thành Phật thì có được bao nhiêu. Thực hành tôn giáo là
điều rất cần để giúp xã hội và con người tiến lên cao hơn.
Cầu
chúc thầy Minh Tuệ cũng như các vị tu hành, các vị lãnh đạo tôn giáo luôn tu
tâm tích đức, phục vụ tha nhân theo tôn chỉ của đạo mình, trở thành bậc thầy
chân chính không “tham, sân, si”. Hiện tượng "Minh Tuệ" ngày hôm nay quả
là một duyên may xảy ra để mọi người lắng đọng hơn, suy nghĩ nhiều hơn, hướng về
sự thật nhiều hơn. Mong cách hành xử, tư duy của thầy tiếp tục khai sáng cho các
tâm hồn nếu đang bị lối sống u mê làm lạc lối, có thể thay đổi để mở lòng từ bi
bác ái, sống yêu thương hỉ xả hơn.
Ước
gì "Câu Chuyện Dòng Sông" của Hermann Hesse, câu chuyện "Minh Tuệ"
luôn nhắc nhở tôi và mọi người, không chỉ là "bắt trend" rồi đi vào
quên lãng, mèo lại hoàn mèo. Ước gì những nguồn nước trong lành từ các con sông,
con suối luôn chảy mát. Ước gì dù sống ở thành phố ồn ào, vẫn có lúc ta cảm nhận
được dưới mưa với "những hạt run run, ướt ngọn lông măng" (Thơ Nguyễn
Tất Nhiên), những đêm rằm ta vẫn không "có đèn quên trăng"... Ước gì
những giá trị tinh thần luôn được đề cao và thực hành.
Cảm
ơn Hermann Hesse, cảm ơn thầy Minh Tuệ, cảm ơn tất cả mọi người....
Nguyễn
Ngọc Duy Hân
Cuối
tháng 5, 2024
Thơ
Trịnh Tây Ninh
Chiều
bên dòng sông
Như
cành san hô
một
mình trơ vơ
cồn
cát ai ngồi
co
chân bó gối
Nghe
sóng dòng sông
một
đời trông mong
nên
gầy như hạc
trắng
tựa mùa đông
Còn
tấp vào bờ
nữa
chi sóng nước
có
chút tình thơ
cũng
nhẹ chân bước
Kìa
dã tràng tím
cong
càng chạy tìm
nỗi
buồn ẩn nấp
chỗ
nào trong tim?
Lung
linh thủy triều
ngập
bờ tóc rối
thôi
một lần cuối
thả
tình về xuôi
Ngắt
nụ sen hồng
tặng
người tôi yêu
gió
chiều lồng lộng
tà
áo hắt hiu….
Trịnh
Tây Ninh
Ngồi
bên dòng sông
Ngồi
bên dòng sông
nghe
sóng mênh mông
nước
chảy xuôi dòng
cuộc
đời thăm thẳm
tình
vẫn đơm bông
Ngồi
bên dòng sông
ai
có hay không
thương
yêu ngập lòng
dẫu
đời gian dối
xin
được cảm thông
Ngồi
bên dòng sông
con
vạc rỉa lông
chim
bay xổ lồng
chuồn
chuồn chắp cánh
quên
đời long đong
Ngồi
bên dòng sông
bó
gối thong dong
tóc
rối bềnh bồng
có
nhau tri kỷ
lòng
là con sông....
No comments:
Post a Comment